Tẩy sỏi gan - Tại sao phải đi cấp cứu

Parent Previous Next

TẨY SỎI GAN – TẠI SAO PHẢI ĐI CẤP CỨU?


http://hanoiiplus.com/ha-noi-mot-nguoi-dan-ong-nguy-kich-v…/

Rất nhiều người gửi link bài viết này, và hỏi tôi có ý kiến gì?
Ý kiến của tôi như sau: nếu quả thực có một người nào đó bị đi cấp cứu, thì lý do là họ thực hiện không đúng như được hướng dẫn. Vài trăm, vài ngàn, thậm chí hàng triệu người trên thế giới đã làm, đã thành công, đã khỏe mạnh, chắc cũng khá đủ để chứng minh phương pháp này có tác dụng. Còn những ai làm không đúng cách: ăn đạm động vật và chất béo ngay trong 5 ngày sau khi tẩy sỏi, thì không đau, không tiêu chảy mới là chuyện lạ. Cơ sở khoa học của cái này nó khá đơn giản. Khi tiêu hóa đạm và chất béo, hệ thống tiêu hóa cần dịch mật. Trong khi tẩy sỏi gan, bạn uống 1 lượng dầu nhiều, khiến cho cơ thể cần ngay 1 lượng dịch mật lớn để tiêu hóa dầu, nên nó kích thích gan, túi mật, ống mật co bóp, để đẩy dịch mật xuống đường ruột (nhân thể nó làm long các thứ bám ở những cơ quan đó, đẩy theo xuống đường ruột - là các chất cặn bã và các viên sỏi xanh, đen, xám, đỏ mà bạn nhìn thấy khi đi ngoài vào ngày hôm sau...). Hầu như lượng dịch mật cũ bị đẩy ra hết, mà gan chỉ sản xuất được 1,2 - 1,5 lít dịch mật/ngày - không đủ để tiêu hóa đạm và chất béo. Vì vậy, bạn phải kiêng mấy thứ đó, cho đến khi gan sản xuất đủ lượng dịch mật cần thiết. Nếu những người đang chửi bới um sùm may mắn biết tiếng Anh, tôi khuyên họ đọc các đường link sau, toàn là các bác sĩ nổi tiếng thế giới, chắc chắn là giỏi chuyên môn hơn họ:

http://www.drclark.net/cleanses/beginners/liver-cleanse (Dr. Clark)

https://www.youtube.com/watch?v=DAnCK3FHkX4
https://www.youtube.com/watch?v=sDJF3S-Kiqk(pp của ông Andreas Moritz).

Ai đó tuyên bố rằng những viên sỏi đó là do dầu kết hợp với chanh kết tủa dưới phản ứng hóa hoc, xin hãy công bố rõ ràng: phòng thí nghiệm nào công bố kêt quả đó, nơi nào phân tích thành phần của sỏi? Sự thực là họ không dám xét nghiệm, hoặc đúng hơn là đã làm rồi nhưng không dám công bố kết luận. Vì nếu đã có kết luận thực sự, thì làm sao có thể "mập mờ" nói thoe kiểu: giới khoa học đã phân tích. Giới khoa học ở nước nào, giáo sư nào phân tích, sao họ không dám nói rõ ra?

Cách đây 2 năm, anh trai ruột của tôi bắt đầu tẩy sỏi. Tôi dặn đi dặn lại là phải kiêng toàn bộ thịt cá, dầu mỡ trong 5 ngày, anh ừ ừ ào ào, coi đó là chuyện không quan trọng. Để rồi sau 2 tuần, anh mới ấp úng gọi cho tôi. Hóa ra là ngay sau ngày tẩy sỏi, anh thèm quá, nấu một nồi cháo thịt chén liền 2 bát. Vậy là té re liên tục, canh toilet cả ngày, và cũng vào viện cấp cứu. Anh lại dại dột không gọi cho tôi ngay (vì sợ bị cô em gái ghê gớm mắng). Vào viện, bác sĩ truyền nước gì đó, kết luận là đau dạ dày (may quá chưa mổ để cắt mất cái gì). Sau 2 tuần uống thuốc, vẫn không khỏi, anh đành gọi cho tôi để thú nhận. Quả thực, tôi làm cho 1 trận tơi bời, rồi bắt nhịn ăn luôn 2 ngày (chỉ uống nước trái cây ép pha loãng). Sau 2 ngày hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi, mọi việc trở lại bình thường. Vậy đấy.


Từ bao giờ, chúng ta cứ có thói quen là cái gì cũng phải có cơ sở khoa học? Tự bản thân cuộc sống, những thành công của người khác – cũng là khoa học của kinh nghiệm và cuộc sống. Tổ tiên con người tồn tại hàng ngàn năm nay, chữa bệnh bằng biết bao bài thuốc y học cổ truyền trên khắp nơi ở trái đất này, mà y học hiện đại vẫn chưa giải thích được. Từ bao giờ, nếu những gì y học hiện đại không giải quyết được, thì ngành y có xu hướng coi lý do là vì di truyền, vì cơ thể của bạn nó thế, và bạn phải chấp nhận chung sống với nó cả đời (chỉ vì họ không chữa được, và không muốn cho ai chữa được cho bạn chăng?). Hễ ai làm cái gì khác đi, tự tìm cách để trở nên khỏe mạnh hơn, không theo cách như các bác sĩ muốn – thì hễ có chỉ một hai trường hợp trục trặc – là y rằng họ làm như đó là tận cùng của thế giới, và chỉ duy nhất với lý lẽ đanh thép là "không có cơ sở khoa học".
Mỗi ngày, có bao nhiêu bệnh nhân bị tiêm nhầm thuốc, mổ cắt nhầm bộ phận? Mỗi năm, có bao nhiêu em bé bị chết oan uổng vì tiêm ngừa. Mà tiêm ngừa có cơ sở khoa học rõ ràng đấy chứ? Nhưng cái lý luận lại được tính trên % rủi ro. Còn ai làm bất cứ cách nào khác, thì sẽ không được chấp nhận bất cứ % nào của sự rủi ro cả? Kể cả sự rủi ro do chính người thực hiện làm sai hướng dẫn. Lạ thế đấy.
Mỗi ngày, có bao nhiêu bệnh nhân ung thư chết vì hiệu ứng và chất độc của hóa trị, xạ trị? Biết bao bệnh nhân nôn ói, tiêu chảy, viêm phổi...- dưới tác dụng phụ của các pp chữa bệnh khoa học, sao ngành y không công bố, báo chí không viết, không răn đe mọi người là tránh các pp đó đi? Chỉ vì chúng ta quá tin, nhiều khi tin một cách mù quáng vào khoa học, nên người ra đi cứ ra đi, người bệnh khác cứ xông vào với hy vọng là “mình sẽ may mắn hơn”.
Còn việc uống dầu, uống chanh – là những thứ ta ăn hàng ngày, thì bị coi là “đặc biệt nguy hiểm”.
Và sao họ phải hằn học, thù hận, chua cay vậy, đến mức trở nên bất lịch sự và vô học một cách tận cùng, khi nói về đề tài thải độc? Phải chăng việc đó động đến quyền lợi cá nhân của họ? Họ cực kỳ sợ cái tương lai là nếu ai cũng tự biết cách chăm sóc sức khỏe, tự bảo vệ mình, đủ kiến thức để phân tích, so sánh cái hại và cái lợi của việc dùng thuốc tây hay sử dụng các phương pháp tự nhiên - thì họ làm sao kiếm tiền được? Tôi từng chứng kiến rất nhiều trường hợp người nhà, bạn bè bị bác sĩ ở Việt Nam lợi dụng sự thiếu hiểu biết, tâm lý sợ hãi của bệnh nhân dể đe dọa, rồi yêu cầu họ mổ "ngay lập tức", uống các loại thuốc kéo dài cả đời, để rồi bệnh nhân gánh những hậu quả khôn lường, chỉ có túi họ là phồng lên theo thời gian. Bản thân tôi và gia đình ( kể cả người giúp việc), 7 năm nay, mỗi năm chắc tốn tối đa chỉ độ vài chục ngàn đồng tiền thuốc, và không hề phải đi khám bệnh ở bệnh viện tây y. Tất nhiên, các bác sĩ chẳng ai ưa cách sống của tôi. Ai cũng vậy, gia đình nào cũng vậy - thì ngành y ít việc lắm. Nhưng sự thật đó cũng có thể chứng minh điều gì chứ? Bản thân tôi, trước năm 2010, là cái bệnh viện di động với đủ thứ bệnh như: bướu cổ, viêm gan B, đau khớp gối, áp huyết thấp, quanh năm cảm cúm, ho hen, viêm tiết niệu, suốt ngày đuối hơi mệt mỏi - bác sĩ nào cũng khuyên nào là mổ, nào là uống thuốc kìm hãm virus phát triển, mà phải uống cả đời, mà giờ sao hầu như không bao giờ thấy mệt. Tất cả bệnh tật biến hết chỉ sau quãng gần 1 năm áp dụng các pp thải độc và chuyển sang ăn uống, lối sống lành mạnh. Khoa học nên tìm lý do chứng minh là tại sao, lý do gì làm cho sức khỏe tôi biến đổi như vậy? Nếu tôi chờ khoa học chứng minh pp đó rồi mới áp dụng, chắc đã đi theo ông bà vì xơ gan, hoặc vì căn bệnh quái ác nào đó rồi? Tôi đã thực hiện, đã chia sẻ, và hàng trăm người làm theo, đã thành công. Thay vì đi tìm lý do và giải thích cơ sở khoa học của những thành công trên thực tế, nhiều lắm lắm, thì họ né tránh sự thật, và xúm nhau vào đả phá, đe dọa để mọi người sợ, chụp cho cái mũ to tướng là "không có cơ sở khoa học". Họ dùng lời lẽ thô tục để câu like, và đánh vào tâm lý thích dùng lời lẽ "chẳng hề giống người có học" của một bộ phận người đọc. Chẳng lẽ chỉ có duy nhất việc uống thuốc tây cả đời, chịu đựng sự hành hạ của bệnh tật, để họ kiếm tiền - là có đủ "cơ sở khoa học?".
Hay chính họ đang sợ: sợ mất nguồn thu, mất cơ hội kiếm tiền trên sức khỏe của bệnh nhân?

Cuối cùng thì mỗi chúng ta phải tự biết nắm vận mệnh và sức khỏe của bản thân và gia đình trong tay mình. Và ai muốn làm thải độc, tẩy sỏi gan – hãy dành vài phút đọc kỹ “hướng dẫn sử dụng”, chứ đừng có cẩu thả nghe qua nghe lại, chưa hiểu rõ cách làm và hậu quả nếu làm không đúng, rồi làm bừa làm ẩu.
Hãy đọc kỹ các bài viết của tôi về thải độc, rồi kiên trì thực hiện, nếu bạn muốn khỏe mạnh như tôi - một "bà già" U sát nút 60 có sức khỏe của cô gái "17 bẻ gãy sừng trâu".

http://transviet.com.vn/…/Chia-Se-Bi-Quyet-Cham-Soc-Suc-Kho…


Created with the Personal Edition of HelpNDoc: Full-featured Kindle eBooks generator