CHĂM NGƯỜI GIÀ.

TẢN MẠN ››
Parent Previous Next

Ai đó nói rằng: người già và con trẻ giống nhau. Trước đây, tôi không tin lắm, nhưng từ đợt mẹ ốm, quan sát, tổ chức chăm sóc cụ, tôi càng thấm thía cái sự giống nhau của chăm người già và con trẻ. 
Dường như mọi hoạt động của mẹ tôi thay đổi hẳn sau trận ốm. Từ dạo đó, nàng chỉ thích nằm, rất ít chủ động các hoạt động từng yêu thích như đọc thơ, nhặt lá vàng, đi lại trong nhà...Nàng đi lại cũng không vững như trước khi ốm, nên tôi quyết định tạm mặc tã cho nàng, phòng trường hợp nàng tự vào toilet rồi ngã.
Tôi tự an ủi mình và đứa cháu: có lẽ đến một thời điểm nào đó của tuổi già, các cụ sẽ như vậy. Tự nghĩ, nhưng vẫn không chấp nhận suy nghĩ của chính mình.
Và tôi tăng cường quan sát. 
Hôm qua, chợt thấy đang nằm, nàng ngồi dậy đòi đi. 
Sáng nay ngủ dậy, mặt nàng tươi hơn hớn. Tôi dụ nàng: ra sân ngắm hoa mẹ nhé? Nàng gật đầu ngay tắp lự. 
Để nàng tự đi trước, tôi bước chầm chậm theo sau: nàng đi vững lắm rồi. Vậy là ổn
Tôi bèn ra lệnh: ban ngày bỏ tã cho nàng, để rèn lại phản xạ đi vệ sinh. Cứ 2 tiếng một lần, nhắc nàng vào toilet và đi theo phòng khi nàng loạng choạng thì giúp kịp thời. 
Từ hôm nay, giúp nàng trở lại sinh hoạt cũ. Thật sự, trông bà có vẻ khỏe hơn trước trận ốm.
Ra vậy, người già và trẻ con đều chậm bình phục sau khi ốm, vì hệ thống miễn dịch yếu hơn bình thường. 
Vì vậy, việc quan sát để đưa ra các biện pháp kịp thời giúp các cụ và các cháu trở lại với cuộc sống bình thường là điều đòi hỏi sự quan tâm và kiên trì.
Nếu cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn, ép sớm hơn sẽ có hại
Nếu vì quá lo cho an toàn, không tạo điều kiện để các cụ và các cháu được tự lập đúng lúc, sẽ mang đến cái hại lâu dài.

Created with the Personal Edition of HelpNDoc: Single source CHM, PDF, DOC and HTML Help creation