TRANG CHỦ VANHOA

Văn hoá thư pháp – một trong những nghệ thuật cao quý nhất Trung Quốc

Thư pháp (書法 – shufa) là một trong bốn nghệ thuật cao quý nhất của Trung Quốc cùng với hội hoạ, âm nhạc và cờ vây. Đây là sự kết hợp hoàn hảo của nhiều yếu tố bao gồm ngôn ngữ, lịch sử, triết học và thẩm mỹ của người Trung Quốc thời xưa. Chính vì sự hoà quyện đặc biệt ấy, văn hoá thư pháp là một trong những điểm đặc sắc thu hút rất nhiều sự quan tâm từ khách của các tour du lịch Trung Quốc trên khắp thế giới.

Thư pháp là kho tàng nghệ thuật văn hoá độc đáo

Theo những văn kiện từ thời xa xưa truyền lại, “shufa” có nghĩa là “cách viết”, ý chỉ văn hoá thư pháp Trung Quốc được bắt nguồn từ việc vẽ bản hiệu của các cửa hàng một cách nghệ thuật, thể hiện sự kết nối giữa ngôn ngữ, chữ viết (Hán tự) và hội hoạ thời xưa. Viết thư pháp thời xưa còn được biết là một trong những hoạt động nghệ thuật rèn luyện trí óc thư giãn của những nhà tri thức và quý tộc hoàng gia.

Sử dụng thư pháp truyền thống

Trong văn hoá Trung Quốc, người ta không tính đến nguồn gốc của lời nói mà luôn chú ý đến chữ viết. Các nhà sử học Trung Quốc luôn cho rằng việc tạo ra ngôn ngữ cũng sẽ tạo ra chữ Hán.

Người Trung Quốc tin rằng Khương Hiết (倉頡 - Cang Jie) là người đã phát minh ra hệ thống chữ viết của người Trung cách đây 4000 năm. Người Trung Quốc cổ đại tin rằng chỉ có Trời Đất Thiên Địa có nhiều mật mã bí ẩn mà chỉ có những người có năng lực thần kì hơn người mới cso thể hiểu và giải mã. Chính vì vậy, Khương Hiết, người có bốn mắt trong truyền thuyết, được dân gian đồn đại rằng có khả năng giải thích các hiện tượng tự nhiên và giải mã, truyền đạt nó lại với dân chúng dưới dạng chữ viết như ngày nay.

Chữ Hán là ngôn ngữ tượng hình được tổng hợp từ các hiện tượng thiên nhiên

Chữ Hán là ngôn ngữ ngôn ngữ tượng hình được tổng hợp từ những hiện tượng trong tự nhiên, nhiều và phong phú đến nỗi có thể vẽ hẳn một bức tranh từ các kí tự đặc biệt này. Trong chiều dài lịch sử phát triển của Trung Hoa, chữ Hán đã được khắc hoặc viết trên mai rùa, đồ gốm và các loại đá khác nhau cùng với tre, lụa và sau này mới bắt đầu được viết trên giấy.

Như chúng ta thường thấy trên phim ảnh và ở một số di tích ngoài đời, chữ Hán là một phần không thể thiếu trên bài vị của tổ tiên người Trung Quốc cũng như các quẻ bói, lá bùa dùng trong các hoạt động văn hoá như dự đoán tương lai, cầu may, xua đuổi tà ma. Trong các lễ hội, những câu đối viết bằng bút lông luôn được trưng bày để mọi người từ khắp nơi có thể đến chiêm nghiệm. Hầu hết các câu đối này đều sẽ có các kí tự phổ biến như: 福 (fu) có nghĩa là may mắn và 壽 (shou) có nghĩa là trường thọ.

Trước khi bút bi và bút chì ra đời, hầu hết người dân Trung Quốc đều sử dụng bút lông để viết chữ. Chính vì vậy, việc viết bút lông đã trở thành một kỹ năng quan trọng mà mọi tầng lớp tri thức trong xã hội thời bấy giờ phải thành thạo. Từ thế kỷ VII, triều đình Trung Quốc đã bắt đầu tổ chức các kì thi như thi Hương, thi Hội, thi Đình… để tuyển chọn ra những viên quan tài giỏi giúp dân giúp nước. Thư pháp là một phần quan trọng trong những kì thi này nên nó cũng sớm trở thành một môn học cần phải chăm chỉ trau dồi song song với việc đọc sách thánh hiền và am hiểu Nho giáo.

Văn hoá thư pháp được thể hiện qua chữ Hán

Trong thư pháp, nét bút mềm mại được người viết thay đổi liên tục, tạo nên những nét dày mỏng khác nhau trong từng nét chữ. Người ta cho rằng việc thể hiện cảm xúc các nhân có khả năng là mục tiêu cuối cùng của văn hoá thư pháp Trung Quốc. Tất nhiên nghệ thuật viết thư pháp còn phụ thuộc rất nhiều về những yếu tố khác như kiến thức của mỗi người và các dụng vụ viết như bút, mực… nhưng cuối cùng đặc điểm quan trọng nhất của nó vẫn là để trau dồi, thể hiện sự sáng tạo của mỗi người.

Thư pháp là cách để thể hiện sự sáng tạo

Khi nghiên cứu thư pháp, chúng ta học cách sử dụng đôi mắt để quan sát và phân tích các chi tiết của cấu trúc chữ viết như một loại hình nghệ thuật độc đáo, kết hợp với kiến thức uyên thâm của cả người viết và người đọc. Với cách làm này, tất cả những tri thức trong xã hội từ xưa đến nay đều sẽ dần được “huấn luyện” và tự phát triển tiềm năng trên mọi khía cạnh của bản thân mình. Nếu có cơ hội ghé thăm những nơi trưng bày các tác phẩm thư pháp nổi tiếng trong tour Trung Quốc, bạn hãy cố gắng chiêm nghiệm ý nghĩa đằng sau nó nhé, biết đâu bạn lại phát hiện mình là một nhà nghệ thuật thư pháp tiềm năng đấy!

Xem thêm: Trung Quốc – đất nước có nền văn hóa độc đáo và vĩ đại nhất thế giới

Dụng cụ viết và kỹ thuật

Dụng cụ gồm bút lông và mực

Bút lông và nghiên mực

Dụng cụ dùng để viết thư pháp như mọi người đã biết là khá đơn giản. Mực viết được tạo ra từ một miếng carbon, sau đó được mài ra mà hoà với vài giọt nước tạo nên một hỗn hợp màu có thể viết được. Sau đó, người ta sẽ dùng bút với phần lông được làm từ lông động vật để nhúng vào phần mực đã mài để tạo ra những tuyệt tác để đời trên giấy thô hoặc vải lụa. Tuy là những vật liệu đơn giản nhưng thông qua chúng, các nhà thư pháp có thể gửi gắm được rất nhiều tâm tư, ý tưởng của mình vào đó, thậm chí một trong số đó còn trở thành di sản được trưng bày ở các bảo tàng quốc gia Trung Quốc.

Kỹ thuật đỉnh cao của văn hoá thư pháp Trung Quốc

Theo dõi những chuyển động linh hoạt của bút lông, người xem sẽ hiểu được đâu là chìa khoá để chiêm nghiệm được một tác phẩm thư pháp đỉnh cao cũng như hiểu được nỗi lòng của tác giả được truyền tải thông qua đó. Tất cả các ký tự trong một bản thư pháp thường được hình thành từ một lượt những nét liền nhau, từ những chữ dễ đọc nhất đến các kí tự phức tạp đòi hỏi người xem có kiến thức rộng và và mắt thẩm mỹ tốt.

Không giống như những chữ Hán trên những văn bản, con dấu thông thường, mỗi nét chữ trong tác phẩm thư pháp đều mang phong cách riêng biệt, thể hiện được cá tính của tác giả nhưng đồng thời vẫn giữ được sự rõ ràng, cân đối trong bố cục và ý nghĩa. Các nét bút trong văn hoá thư pháp Trung Quốc thường thể hiện được tốc độ nhanh chậm trong khi viết cũng như sự chuyển động thuần thục, kỹ thuật viết thư pháp của người thực hiện.

Viết thư pháp là cả một quá trình sáng tạo nghệ thuật

Càng nhìn sâu vào các nét bút trong bức thư pháp, bạn sẽ càng cảm nhận được quá trình sáng tạo của tác phẩm nghệ thuật trước mặt mình, bất kể ngôn ngữ đó có là ngôn ngữ quen thuộc với bạn hay không. Điều này cũng sẽ giúp những hậu nhân như chúng ta và khách du lịch Trung Quốc từ khắp nơi hiểu được phần nào cuộc sống và lối suy nghĩ của những vị hiền tài, nhà tri thức thuộc xã hội thời xưa của cả đất nước tỉ dân và các quốc gia châu Á khác được ảnh hưởng loại hình văn hoá độc đáo này.

Văn hoá thư pháp Trung Quốc thời đương đại và hiện đại

Ở Trung Quốc, thư pháp là một bộ môn nghệ thuật vượt qua cả hội hoạ hay thơ ca. Nó ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong văn hoá của đất nước này và luôn xuất hiện trong các hoạt động thường nhật của người dân. Chính vì tính phổ biến và ảnh hưởng rộng nên người có kỹ năng viết thư pháp càng giỏi sẽ được xem là có trình độ học vấn cao. Người ta cho rằng thư pháp sẽ thể hiện và bộc lộ được tính cách, tâm lí của một người. Chính vì vậy, việc viết chữ đẹp thời ấy sẽ rất quan trọng vì những nhà Nho tri thức luôn muốn để lại ấn tượng tốt của bản thân trong lòng người khác, đặc biệt là quan chức và thậm chí là nhà vua.

Nghệ thuật này có ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống

Tuy là nói thư pháp thể hiện học thức của mỗi người nhưng thực sự người dân ở mọi lứa tuổi, bất kể địa vị hay giới tính đều luyện tập viết thư pháp. Những câu chuyện về nghệ thuật viết thư pháp dần dần được lan truyền rộng rãi sáng các quốc gia lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc và đã trở thành một phần đặc biệt trong văn hoá Á Đông ngày nay, thu hút sự chú ý của nhiều khách tham gia tour du lịch Trung Quốc trên toàn thế giới.

Đến tận thời hiện đại, vào thế kỷ 20, nhiều nhà hoạt động nghệ thuật đã phát triển ra nhiều phong cách viết thư pháp độc đáo với kỹ thuật đơn giản, ít cứng nhắc hơn dựa trên những di sản được lưu truyền trong suốt chiều dài lịch sử. Các phong cách mới đó đã khuyến khích được sự sáng tạo vô tận từ sau bên trong của những nghệ sĩ thời hiện đại và có ảnh hưởng rất lớn đến các quốc gia trên thế giới chứ không ở riêng Trung Quốc và các nước Á Đông.

Một tác phẩm tiêu biểu cho văn hoá thư pháp Trung Quốc thời hiện đại có ảnh hưởng lớn đến toàn nhân loại chính là tác phẩm ông Xu Bing dùng cách viết thư pháp để mô phỏng các chữ cái latinh rồi viết thành một văn bản dùng để tưởng niệm những nạn nhân xấu số trong sự kiện tấn công toà Tháp Đôi ở New York năm 2001. Sự sáng tạo này của ông được ưu ái gọi là “hệ thống chữ viết xuyên biên giới” và từ đó trở thành một thông điệp quốc tế gây tiếng vang trên toàn cầu.

Có nhiều tuyệt tác thư pháp có ảnh hưởng toàn cầu

Ngày nay, nhiều tác phẩm thư pháp tuyệt vời đã được giữ gìn cẩn thận và trưng bày trong các bảo tàng trên khắp Trung Hoa. Không dừng lại ở đó, văn hoá thư pháp Trung Quốc đã thu hút được sự chú ý của cả những người dân phương Tây và các tác phẩm gây tiếng vang xuyên biên giới cũng được trưng bày tại các bảo tàng cổ vật ở Mỹ, Anh… thu hút sự tò mò của nhiều người trong cộng đồng yêu nghệ thuật.

Riêng ở đất nước tỉ dân, các tác phẩm thuộc văn hoá thư pháp nổi tiếng thời xưa cũng đã mang lại lượng lớn sự quan tâm cho các bảo tàng tại các thành phố lớn, tạo nên một phần thu nhập khổng lồ cho ngành du lịch Trung Quốc. Chính vì vậy, khi đến tham quan đất nước rộng lớn này, bạn không nên bỏ qua cơ hội chiêm ngưỡng những tuyệt tác thư pháp để hiểu rõ hơn về loại hình nghệ thuật có một không hai này nhé!

(Nguồn: Meer & Christies)