TRANG CHỦ CAMNANG

TRỌN BỘ BÍ KÍP KHÁM PHÁ NỘI MÔNG

Nội Mông – địa điểm mới toanh trong cung đường du lịch từ Việt Nam chắc chẳn còn khá xa lạ với đa phần những ai lần đầu tiên nghe đến nơi này. Vậy khám phá Nội Mông bắt đầu từ đâu nhỉ? Hãy cùng TransViet tìm hiểu bí kíp khám phá Nội Mông cần chú ý những điều gì nhé?

Nằm ở phía bắc Trung Quốc, Nội Mông có tổng diện tích 1,183 triệu km2, chiếm 12,3% tổng diện tích đất của Trung Quốc. Là tỉnh lớn thứ ba của Trung Quốc, nằm gần Bắc Kinh & Thiên Tân, và biên giới với Ngoại Mông và Nga ở phía bắc với đường ranh giới 4200km. Nội Mông rất giàu tài nguyên du lịch với phong cảnh thiên nhiên độc đáo và văn hóa lịch sử sâu sắc.

Điểm tham quan chính Nội Mông

Đồng cỏ Hulunbuir

Nằm ở phía tây của dãy Greater Khingan, đồng cỏ Hulunbuir là đồng cỏ được bảo tồn tốt nhất Trung Quốc khi là một vùng đất thuần khiết không có ô nhiễm.







Sa mạc Ba Đan Cát Lâm (Badain Jaran)

Nằm ở phía tây của Khu tự trị Nội Mông, đây là một trong bốn sa mạc lớn nhất Trung Quốc, có tổng diện tích 47.000 km2. Lượng mưa hàng năm dưới 40mm. Với phong cảnh hấp dẫn độc đáo với hơn 100 hồ nước, sa mạc Badain Jaran thu hút hàng chục ngàn khách du lịch trong và ngoài nước đến mỗi năm.

Sa mạc Vọng Âm (Xiang Sha Wan)

Sa mạc Vọng Âm nổi tiếng với khu vui chơi giải trí hiện đại được mệnh danh là “Disneyland của Trung Quốc”. Điều làm nên sự đặc biệt của nơi này là hiện tượng âm thanh tạo ra tiếng vang thú vị thay đổi theo thời tiết và cách bạn đi trên cát. Ví dụ: khi trượt xuống từ cồn cát cao 90 mét, người ta có thể nghe thấy âm thanh của động cơ xe hơi và máy bay! Không ai có thể giải thích hiện tượng kỳ lạ này – ngay cả các nhà khoa học và nhà nghiên cứu âm thanh.



Ngạc Nhĩ Đa Tư (Ordos)

Tại Ordos, bạn có thể ghé thăm Lăng của Thành Cát Tư Hãn và xem quá trình mà Thành Cát Tư Hãn tạo ra Đế chế Mông Cổ. Hơn nữa, bạn cũng có thể cưỡi ngựa ở thảo nguyên Ordos và trải nghiệm các phong tục địa phương độc đáo. Thảo nguyên Ordos được chia thành rất nhiều khu khác nhau: khu biểu diễn nghệ thuật, khu cung cấp dịch vụ ăn uống, khu nghỉ dưỡng và một số khu khác. Đến đây, bạn sẽ được trải nghiệm các tinh hoa văn hóa của dân tộc Nội mông như tục chào đón bằng rượu ngựa – 1 nghi thức chào đón thể hiện sự nhiệt tình và hiếu khách của những người du mục. Đồng thời cũng tại đây, bạn có cơ hội khám phá cuộc sống người du mục, chẳng hạn như ngủ đêm trong lều, chiêm ngưỡng các bài hát và điệu nhảy, nếm thử các món ngon địa phương, đấu vật, cưỡi ngựa hoặc thử bắn cung.




Căn cứ tài nguyên trồng trọt sa mạc Khố Bố Kỳ

Đây là một dự án môi trường với nỗ lực góp phần cải thiện và thay đổi diện mạo, phủ xanh cho trái đất và ngăn chặn tình trạng hoang mạc của chính quyền quốc gia nơi đây. Căn cứ này từng đón tiếp nhiều lãnh tụ quốc gia nổi tiếng đến đây để trực tiếp trồng và gắn tên mình trên chúng. Và tất nhiên bạn cũng có thể tạo cho mình một ấn ký riêng, một bóng râm thuộc về mình trong sa mạc hoang vu này.

Công viên sinh thái Kubuqi – hồ Thất Tinh

Sa mạc Kubuqi ở miền Bắc Trung Quốc có diện tích 18,6 nghìn ki-lô-mét vuông, từng là "Biển chết" về sự hoành hành của bão cát. Chỉ trong vòng 30 năm, với sự nỗ lực cải tạo không ngừng nghỉ, từ 1 sa mạc đầy gió và cát trở thành 1 vùng ốc đảo tươi mát. Các quốc gia trên thế giới đang chịu ảnh hưởng bởi vấn đề sa mạc hóa đã bị nơi này thu hút và tìm đến tham gia thảo luận về vấn đề tầm soát cát chống sa mạc hóa.

 

Thời tiết Nội Mông ra sao? Nên đi du lịch Nội Mông vào thời gian nào?

Nội Mông nói riêng và Mông Cổ rộng lớn nói chung có khí hậu chính là gió mùa lục địa ôn đới, có hơn 260 ngày nắng trong một năm,. Chịu ảnh hưởng của khí hậu như vậy, một vài nét đặc trưng thời tiết nơi đây bao gồm:

  • Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động trong khoảng -1 – 10 ° C
  • Lượng mưa nhỏ hàng năm khoảng 50-450mm
  • Gió mạnh
  • Chênh lệch rõ rệt giữa mùa lạnh và mùa nóng

Bốn mùa tại đây có những đặc điểm như sau:

  • Mùa xuân bắt đầu từ tháng 3 đến giữa tháng 5, chủ yếu là những ngày gió mạnh, đôi khi còn có bão tuyết hoặc mưa lớn, nhiệt độ có thể giảm từ 0 độ C đến -5 độ C;
  • Mùa hè bắt đầu từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 8, khu vực phía Bắc vẫn còn sót lại cảm giác mát lạnh hơn các vùng khác. Tháng 6 thời tiết ấm hơn ở khu vực trung tâm và phía Nam Mông Cổ. Tháng 7 là thời điểm diễn ra lễ hội Naadam và cũng là lúc trời đẹp nhất;
  • Mùa thu bắt đầu từ tháng 9 đến hết tháng 10, nhiệt độ giảm mạnh, có sương sớm, trời se lạnh, tuyết bắt đầu xuất hiện;
  • Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 2, trời lạnh kéo dài với cảm giác ẩm ướt và lạnh lẽo. Tuyết rơi không quá dày nhưng nhiệt độ vẫn giữ trong khoảng dưới 0 độ trong vài tháng mùa đông khiến lượng tuyết bao phủ có thể kéo dài đến mùa hè năm sau. Nhiệt độ xuống đến -30 độ C làm mọi thứ đóng băng.

 

Do đó thời tiết từ tháng 6 đến tháng 9, lúc trời dễ chịu và đẹp nhất, chính là thời điểm du lịch Nội Mông hoàn hảo nhất.

Phong tục dân tộc và văn hóa dân gian

Đất nước Mông Cổ là một quốc gia có rất nhiều nét đặc trưng. Phong tục và lễ hội truyền thống của Mông Cổ thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Đồng cỏ Gala-Naadam

Naadam, theo tiếng địa phương có nghĩa là “tập hợp”, là một lễ hội truyền thống có nguồn gốc từ 700 năm trước. Trong lễ hội này, những người bán hàng rong, người kể chuyện, người biểu diễn trên đường phố - tất cả đều tập trung ở Nội Mông tạo thành một khung cảnh nhộn nhịp. Những hoạt động thú vị nhất là đấu vật, đua ngựa và bắn cung. Lễ hội này chủ yếu được tổ chức vào tháng 8 khi gia súc ngập tràn đồng cỏ, những chú cừu nhẩn nha khỏe mạnh và lúa được thu hoạch.






Yurt (lều Mông Cổ)

Yurt là biểu tượng điển hình của cuộc sống du mục. Chúng thường cao 2,5m và rộng hơn 3m, với giếng trời hình tròn ở giữa mái nhà. Cửa sổ trời này sẽ mở trong những ngày nắng nhưng đóng cửa trong những ngày nhiều mây và mưa, giúp lưu thông không khí và hấp thụ ánh sáng mặt trời. Những yurt này là nơi cư trú truyền thống phổ biến nhất ở đồng cỏ và cũng là chỗ ở hấp dẫn nhất cho khách du lịch.









Thờ cúng Ovoo (Obo) – một hoạt động tôn giáo truyền thống của người Mông Cổ

Cây thần Obo thường được tìm thấy ở đồng cỏ, trên đỉnh núi và ở những nơi cao như đèo núi. Chúng ban đầu là các cây thật được dùng làm cột mốc để xác định phương hướng, đường xá và ranh giới, dần sau đó trở thành nơi thờ phụng Thần núi hoặc Thần đường sá. Nghi lễ thờ cúng Obo thường được tổ chức vào tháng Bảy hoặc tháng Tám. Trong trái tim của người Mông Cổ, cây thần Obo là nơi linh thiêng. Giữa sa mạc hoang vu, cây thần Obo vẫn kiên cường với sức sống đáng kinh ngạc giữa sa mạc khắc nghiệt và trở thành đức tin của những người dân du mục, chăn nuôi gia súc Nội Mông. Ngoài cây xanh tự nhiên, cây thần Obo còn được dựng từ các phiến đá và thanh gỗ.

Thịt cừu ăn bằng tay

Đây là một món ăn Mông Cổ đơn giản và có giá cả phải chăng ở thảo nguyên. Cừu được ăn cỏ tươi ở đồng cỏ không bị ô nhiễm, khí hậu lại mát mẻ vì vậy trong nấu ăn, người Mông Cổ cần phải thêm bất kỳ hương vị nào nhưng thịt cừu vẫn ngon và không có mùi gây. Khi ăn, người ta không dùng dao kéo, họ chỉ cần dùng tay xé và giữ thịt cừu.

Bánh mì nướng Mông Cổ

Trời mát lạnh do đó sẽ thật hoàn hảo khi nhâm nhi bánh mì nướng cùng các đồ uống thảo mộc được rót vào chiếc bát bạc hoặc chén vàng. Bạn có thể chọn uống hoặc không uống nhưng đừng nên từ chối bánh mì nướng bạn nhé, vì trong văn hóa Mông Cổ thì sự từ chối sẽ được coi là hành vi bất lịch sự, mang hàm ý bạn không muốn kết bạn với chủ nhà.

Điệu nhảy An Tai

Bắt nguồn từ Hure Banner ở phía nam đồng cỏ Tả Dực Hậu (Horqin) vào cuối triều đại nhà Minh (1368-1644) và đầu triều đại nhà Thanh (1644-1911), điệu nhảy An Tai ban đầu là một điệu nhảy chữa bệnh của Shaman, nhưng sau năm 1949, nó dần dần trở thành một điệu múa dân gian để thể hiện niềm hạnh phúc.

Dân ca

Các bài hát dân gian chủ yếu được chia thành hai loại: bài hát nghi lễ và bài hát mục vụ. Người Mông Cổ, bất kể tuổi tác và giới tính, đều thích hát. Họ tôn trọng những người thích ca hát và hát hay.

Đám cưới Erdos

Đám cưới của Erdos, bắt nguồn từ Mông Cổ cổ đại vào thế kỷ 15, phổ biến ở Mông Cổ. Ngày nay, buổi lễ đã phát triển thành phong tục văn hóa, là sự kiện không thể bỏ qua khi du lịch Nội Mông.

Đám cưới có một loạt các thủ tục nghi lễ cụ thể, như trình bày với thần Hada để đính hôn, chào hỏi con rể, dâng cừu và các món nướng, hỏi tên và tuổi, trao phước lành của mẹ, v.v., được gìn giữ rất tốt và dần dần trở thành một sự kiện thu hút sự chú ý của khách du lịch khắp nơi trên thế giới.

Các thủ tục và nghi lễc của đám cưới Erdos khác với các quốc gia khác và các khu vực khác của Mông Cổ, do đó đây là nghi lễ hấp dẫn và hoành tráng nhất ở Mông Cổ. Tiếng hát và điệu nhảy làm cho đám cưới trở nên vui tươi sống động. Đám cưới không chỉ thể hiện các đặc điểm lịch sự và nghi lễ của người Mông Cổ, mà còn thể hiện các nền văn hóa đạo đức ra bên ngoài. Đám cưới của Erdos có ý nghĩa phong phú và sâu sắc, nổi tiếng trong và ngoài nước.