TRANG CHỦ CAMNANG

HÀ NỘI 36 PHỐ PHƯỜNG CÒN LẠI GÌ ?

“Ở đâu năm cửa ô chàng ơi
Sông Nhị Hà mấy khúc nước chảy xuối một dòng”
                                                                         (Ca dao xưa)

Kinh thành Thăng Long xưa có tất cả 5 cửa ô nổi tiếng có nhiệm vụ canh gác và bảo vệ thành lũy, đó là ô Cầu Giấy, ô Cầu Dền, ô Đồng Mác, ô Chợ Dừa và ô Quan Chưởng. Nhưng ngày nay, chỉ còn duy nhất ô Quan Chưởng, nằm ở phía Đông của Phố cổ là vẫn còn trường tồn sau bao biến cố thời gian. Các bức tường thành, những dấu tích của kinh đô xưa đã bị phá hủy gần như hoàn toàn thay vào đó là những khu phố thương mại, chạy theo xu hướng toàn cầu hóa hiện đại. Các lãnh chúa, quan lại hay tầng lớp trí thức của quá khứ đã biến mất theo thời gian mà được thay thế bởi các nhà đầu tư nước ngoài và những tập đoàn xuyên quốc gia. Sự phát triển kinh tế vượt bậc của Việt Nam đã mang lại sự thay đổi đáng kinh ngạc, nhưng trong mọi nẻo đường ở khu Phố cổ 36 phố phường của thủ đô Hà Nội, quá khứ và hiện tại vẫn là nơi gặp gỡ, buôn bán giữa các thợ thủ công, thương lái,…

Hồ Hoàn Kiếm được xem như trái tim của Hà Nội và khu vực xung quanh nó luôn tập trung rất nhiều các hoạt động sôi nổi của người dân địa phương như Phố cổ, Phố đi bộ mới hình thành,… Và cũng kể từ 2000 năm trước, những người thợ thủ công và thương nhân từ các làng lân cận đã bắt đầu đem sản phẩm, hàng hóa của mình đến khu Phố cổ ven hồ để trao đổi và bán buôn. Họ xây dựng các khu phố để sinh sống cùng nhau vì họ đều xuất phát từ một miền quê chung. Hình thành nên các phố bán các mặt hàng đặc trưng như vải lụa, tre trúc, bạc, thiếc và còn nhiều nhiều nữa. Và họ đặt tên cho phố đó từ các hàng hóa mình bán như Hàng Bạc, Hàng Đào, Hàng Mã,…

Các người thợ thủ công cho thành lập phường hội và đền thờ để nhớ ơn những người đầu tiên đặt chân đến đây để lập nghiệp cũng như thờ thần linh phù hộ cho nghề buôn của mình. Thời gian trôi và thành phố bắt đầu phát triển hơn, các phố buộc phải hoạt động nhỏ hẹp lại như để lưu giữ những gì còn sót lại của quá khư, hiện nay trong Phố cổ có hơn 70 con đường để kinh doanh và thương mại hay được mọi người gọi là 36 phố phường.

Trong khi vài con phố vẫn còn duy trì những mặt hàng đã được bán từ xa xưa, ngưng đọng lại với thời gian thì cũng có những cửa hàng buôn đồ điện tử, vật liệu gia dụng mới hay các cửa hàng thời trang sành điệu, quà lưu niệm cho hàng ngàn du khách quốc tế đến đây mỗi ngày. Các thương nhân cũng thay đổi để bắt kịp xu hướng kinh doanh hiện đại của thành phố. Ngày trước, các thợ thủ công sản xuất hàng hóa của mình ngay phía sau nơi bày bán nhưng bây giờ thì chỉ còn thương mại, tức là chỉ có trưng bày và buôn bán còn việc sản xuất đã hoàn thành ở các nhà máy hay các làng nghề thủ công nằm ở ngoại ô thủ đô.

Trong tổng cộng 36 phố phường, có vài phố nổi tiếng hơn cả. Điển hình như hàng Bạc nơi các thợ Bạc thời xưa chuyên đúc đồ cho vua chúa, ngày nay vẫn còn các cửa hàng bán đồ trang sức, chủ yếu là nơi đổi tiền và hostel cho khách du lịch. Tên gọi Hàng Đào chỉ những bông hoa hồng nằm rải rác trên đường phố trong các dịp lễ Tết hay tượng trưng cho các hàng vải vóc, lụa là. Bây giờ, nó được thay thế bằng các cửa hàng quần áo hiện đại. Hàng Quạt ngày trước chuyên bán các mặt hàng quạt cầm tay khi quạt máy và điều hòa chưa có và ngày nay được thay bằng các tiệm bán bàn thờ và đồ dùng trang trí trong thờ cúng.

Nhưng cho dù xã hội có phát triển và thay đổi như thế nào ở Phố cổ, dù cho những khách sạn sang trọng, những quán bar vui chơi nổi lên thì không gian trong từng con phố, từng ngõ nhỏ vẫn nguyên vẹn vẻ đẹp của quá khứ, kết hợp với nét hiện đại của thời gian. Và cho dù lịch sử và văn hóa lâu đời của Hà Nội đan xen cùng những điều mới lạ đến từ khắp nơi trên thế giới mỗi ngày thì nhịp sống của người dân nơi đây vẫn thế - nhẹ nhàng và chậm rãi, từng bữa cơm vẫn đậm đà và con người vẫn hiền hòa như thế. Nếu có dịp thì có thể đến du lịch Miền Bắc tham quan Hà Nội.