TRANG CHỦ CAMNANG

THĂM ĐỀN NỮ THẦN ARTEMIS – MỘT TRONG BẢY KỲ QUAN CỦA THẾ GIỚI CỔ ĐẠI

Câu chuyện về ngôi đền của nữ thần Artemis

Đền thờ đầu tiên của nàng có lẽ được xây dựng vào khoảng 800 năm TCN, trên một dải đất nhỏ bên dòng sông ở Ephesus. Thần Artemis, hay nhiều người vẫn thường nhầm lẫn với thần Diana trong thần thoại Hy Lạp nhưng thật ra thì không phải. Nàng là con của thần Zeus tối cao, em gái song sinh với thần Apollo. Là biểu tượng của săn bắn và sinh sản, nàng được miêu tả với hình tượng phủ đầy trứng hoặc bầu ngực xung quanh người, biểu tượng của sự sinh sản dồi dào, từ thắt lưng lên đến vai của nàng.

Thuở ban đầu, đó chỉ là một ngôi đền nhỏ, chứa đựng một hòn đá thiêng, được cho rằng đó là một thiên thạch “đã rơi từ sao Mộc”. Sau đó, ngôi đền bị phá hủy và đã được xây dựng lại vài lần trong vài trăm năm sau. Đến khoảng 600 năm TCN, thành phố Ephesus trở thành một cảng giao thương lớn và một vị kiến trúc sư tên là Cherisphron đã quyết định thiết kế lại một ngôi đền mới, to lớn hơn. Tuy nhiên, ngôi đền cũng không tồn tại lâu.

Theo như sử sách ghi chép lại, vào 550 năm TCN, vua Croesus của vương quốc Lydia đã chinh phục Ephesus và các thành phố khác của vùng Tiểu Á, do đó trong cuộc chiến thì ngôi đền đã bị phá hủy. Nhưng nhiều khảo sát khảo cổ lại cho rằng đền thờ bị hủy diệt là do một trận lụt đã càn quét vào cùng thời điểm của chiến tranh lúc ấy. Và trong trường hợp giả định nào đi chăng nữa thì vị vua Croesus cũng đã chứng tỏ uy quyền của mình qua việc thắng trận và ban hành xây dựng một ngôi đền mới thay thế.

Vậy là lại một ngôi đền mới được tiến hành phục dựng, kiến trúc sư thiết kế lần này là một người tên Theodorus. Ngôi đền của Theodorus  có chiều dài khoảng 90m và rộng 45m, diện tích gấp 4 lần ngôi đền cũ, hơn 100 cột đá to được dựng lên để hỗ trợ cho phần mái nhà, trên các cột cao đó được điêu khắc nhẹ nhàng những hình thù thú vị. Sau khi hoàn thành, ngôi đền mới là niềm tự hào của người Ephesus cho đến khi một bi kịch nữa xảy ra vào năm 356 TCN.

Một chàng trai trẻ tên là Herostratus vì muốn tên mình đi vào lịch sử nên đã đốt ngôi đền linh thiêng này, ngọn lửa đã thiêu rụi hoàn toàn và người dân vô cùng phẫn nộ với hành động này nên ngay hôm sau đã tra tấn anh ta đến chết, về sau chính quyền thành phố cũng đã ban hành nghị định rằng bất cứ ai đề cập đến tên hắn cũng sẽ phải chết.

Tuy nhiên, ngay trong đêm lửa cháy đó, một trong những huyền thoại đã được ra đời, đó chính là Alexander Đại Đế. Theo như câu chuyện mà dân gian hay truyền miệng rằng đêm đó nữ thần Artemis đã quá bận rộn với sự ra đời an toàn của Alexander nên cô không thể tự cứu ngôi đền của chính mình khỏi sự tàn phá dữ dội của ngọn lửa.

Công cuộc xây dựng lại ngôi đền mới cho nữ thần

Cách không bao lâu sau vụ cháy, ý kiến về một ngôi đền mới lại một lần nữa được đưa ra dưới sự hỗ trợ tài chính của Alexander Đại Đế. Kiến trúc sư là ông Scopas of Paros, một trong những nhà điêu khắc nổi tiếng nhất thời bấy giờ. Đến thời điểm này, Ephesus đã là một trong những thành phố lớn nhất ở Tiểu Á và ngôi đền mới này sẽ là một “tượng đài tuyệt vời cho sự tráng lệ của người Hy Lạp và là một trong những điều đáng ngưỡng mộ trong long mỗi người dân”.

Được xây dựng trên nền đất cũ cùng nhiều lớp than vụn bên dưới và phủ bên trên là những lớp lông cừu. Có nhiều lí do để khởi công lại ngay trên vị trí cũ nhưng họ cho rằng việc này sẽ giúp bảo vệ ngôi đền khỏi các trận động đất xảy ra tại khu vực này. Ngôi đền được cho là tòa nhà đầu tiên được xây hoàn toàn bằng đá cẩm thạch. Giống như người tiền nhiệm của nó, ngôi đền có 36 cột có phần dưới được chạm khắc tinh tế. Bên trong ngôi đền còn có nhiều tác phẩm nghệ thuật như bốn pho tượng bằng đồng của người phụ nữ Amazon.  Theo thần thoại kể lại, những người Amazon đã đến đây và lập nên thành phố này trong khi đang trốn chạy khỏi sự truy đuổi của Heracles – một vị thần Hy Lạp.

Các công cuộc khai quật để tìm những tàn tích

Sau khi được phục dựng lại dưới sự chỉ huy của Alexander Đại Đế, ngôi đền cũng không được tồn tại lâu khi lại một lần nữa bị người  Goths đến xâm chiếm và phá hủy vào năm 268 SCN, rồi lại được sửa chữa và chính thức đóng cửa vào năm 391 SCN bởi Hoàng đế La Mã Theodosius Đại đế đã phê chuẩn Kito giáo là quốc giáo nên đã đóng cửa tất cả các đền đa thần. Dần dần ngôi đền và cả thành phố Ephesus mất giá trị của nó và bị lãng quên theo thời gian, người dân có thể tháo dỡ các bộ phận của đền ra làm vật liệu xây dựng. Vào cuối thế kỷ trung cổ, thành phố cổ đại Ephesus và ngôi đền hùng vĩ của nó đã không còn lại một dấu vết nào và không ai nhớ chúng đã từng tọa lạc ở đâu.

Mãi đến năm 1904, một cuộc thám hiểm của Bảo tang Anh dưới sự lãnh đạo của nhà khảo cổ Hograth tiếp tục công cuộc khai quật và tìm lại tàn tích của kỳ quan cổ. Qua nhiều nghiên cứu trên mạng và dành nhiều năm tìm kiếm, cuối cùng ông đã tìm thấy được nền móng của ngôi đền dưới lớp phù sa dày 6m cùng nhiều kho báu quý giá.

Ngày nay, địa điểm của ngôi đền gần thị trấn Selcuk hiện đại, đền thờ nữ thần linh thiêng chỉ còn là một cánh đồng bùn. Một cột đơn đã được dựng để nhắc nhở du khách khi đến du lịch Châu Âu, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ rằng nơi đây đã từng tồn tại một trong những kỳ quan của thế giới cổ đại.

 Nguồn: http://www.unmuseum.org/ephesus.htm